Hỗ trợ:
84-028-3845 3333
Giỏ hàng:
0
(0)
Giáo trình xã hội học giáo dục
Tìm kiếm phân loại
tu-dien-cho-android-sachbaovn.jpg
tu-dien-nhat-viet-sachbaovn.jpg
Hoạt động thành viên
Giới thiệu

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là tiền thân của Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật được thành lập vào ngày 5 tháng 10 năm 1962. Trong 50 năm hình thành và phát triển, Trường đã đào tạo cho đất nước hàng triệu kỹ sư giáo dục và kỹ sư. Quy mô phát triển của Nhà trường không chỉ dừng ở số lượng mà còn ở chất lượng đào tạo. Đặc biệt, về việc nâng cao trình độ đào tạo, từ năm 1992 Trường bắt đầu tuyển sinh khóa đào tạo thạc sỹ.

Hiện nay, Trường có 7 ngành đào tạo trình độ thạc sỹ và 2 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ. Hai trong 7 ngành đào tạo thạc sỹ của Trường là nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên cho các trường đại học, cao đẳng…, điều này cũng có nghĩa “nhà giáo cần được giáo dục”. Đây là một trong bốn nguyên lý quan trọng đã được đưa ra từ giai đoạn đầu (nửa cuối của thế kỷ 19) của sự hình thành và phát triển Xã hội học giáo dục, nguyên lý này đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Vấn đề đặt ra cho đội ngũ giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên có trình độ thạc sỹ nói riêng là tìm lời giải đáp cho những hiện tượng như:

 - Mối quan hệ giữa giáo dục với con người và xã hội?

- Sự phân tầng xã hội có ảnh hưởng gì đến sự bất bình đẳng trong giáo dục? - Sự xuất hiện các loại hình đào tạo, các loại trường?

- Cấu trúc xã hội và hệ thống xã hội có chi phối gì đến cấu trúc và hệ thống giáo dục? - Xã hội hóa giáo dục;

- … Mặc dù đã có nhiều tài liệu về xã hội học giáo dục của các tác giả như GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ, PGS.TS. Lê Ngọc Lan, Lê Ngọc Hùng, …, xong cũng cần có một tài liệu chính phù hợp với chương trình đào tạo thạc sỹ ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở những tài liệu của các tác giả có tên tuổi trên, cùng với sự kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình, tôi biên soạn Giáo trình Xã hội học giáo dục với cấu trúc 7 chương theo trình tự:

- Chương 1: Khái lược về xã hội học

- Chương 2: Đại cương về xã hội học giáo dục

- Chương 3: Hệ thống xã hội và hệ thống giáo dục 

- Chương 4: Cấu trúc xã hội và giáo dục

- Chương 5: Thiết chế xã hội và mối quan hệ giữa thiết chế giáo dục với các thiết chế xã hội cơ bản khác

- Chương 6: Phân hóa xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo dục

 - Chương 7: Xã hội hóa cá nhân và xã hội hóa giáo dục.

Trình tự này nhằm trang bị cho học viên cao học từ những kiến thức cơ bản về Xã hội học, làm nền tảng để tiếp thu tốt các kiến thức xã hội chuyên biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận